Hướng Dẫn Cách Viết Phần Mở Đầu Bài Tiểu Luận

Phần mở đầu bài tiểu luận được xem như một lời chào, giới thiệu về các vấn đề mà người viết sẽ trình bày trong tiểu luận. Phần mở đầu sẽ giúp người đọc nắm vững các nội dung chính và tạo ấn tượng với người đọc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các thông tin về phần mở đầu bài tiểu luận nhé.

Phần mở đầu tiểu luận là gì?

Tuy không phải là nội dung chính của một bài tiểu luận, mở đầu tiểu luận cũng là phần mà người viết cần quan tâm khi viết tiểu luận. Đây là nội dung cung cấp cho người đọc những nội dung chính xuyên suốt trong bài tiểu luận. Các nội dung trong phần mở đầu tiểu luận sẽ bao gồm: Lời mở đầu tiểu luận, lý do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu của đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tổng quan nội dung chính, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. Mục tiêu cụ thể của từng nội dung nhỏ này, cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.


Hướng dẫn cách viết phần mở đầu tiểu luận

Lời mở đầu: Phần này được coi là nội dung đầu tiên tiếp cận đến người đọc, cung cấp các thông tin tổng quát về vấn đề nghiên cứu. Lời mở đầu cần được trình bày một cách ngắn gọn, co động để thu hút người đọc ngay từ những dòng đầu tiên.

Có thể bạn quan tâm:

Lời mở đầu tiểu luận: Hướng dẫn cách viết & mẫu tham khảo

Lý do chọn đề tài: Hay còn được gọi là tính cấp thiết của đề tài, ở phần này người viết cần trình bày các thông tin trả lời cho câu hỏi là tại sao bạn lại chọn đề tài này để làm tiểu luận hay đề tài này có vai trò và ý nghĩa như thế nào? Khi trình bày lý do chọn đề tài cần ngắn gọn, súc tích.

Lịch sử nghiên cứu đề tài: Người viết cần tìm hiểu xem trước đây đã có tác giả nào thực hiện đề tài này hay chưa và những kết quả đã đạt được là gì? Có khía cạnh nào cần nghiên cứu thêm? Từ những đề tài đã nghiên cứu trước đó, bạn cần rút ra được tính cấp thiết của đề tài và đưa vào phần mở đầu của bài viết.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu cần được trình bày tổng quát và mục tiêu cụ thể của việc nghiên cứu đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu là những việc làm cụ thể, chi tiết trong quá trình nghiên cứu để đạt được mục tiêu đề ra.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những sự vật và hiện tượng liên quan đến đề tài mà mình thực hiện và phạm vi nghiên cứu là những phạm vi không gian và nội dung của bài tiểu luận.

Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Tổng quan nội dung chính: Người viết cần trình bày nội dung chính của tiểu luận một cách khái quát và cần trình bày ngắn gọn, không đi quá chi tiết nội dung của từng chương.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Người viết nên đưa ra những đóng góp của đề tài về mặt lý luận và thực tiễn có thể áp dụng một cách ngắn gọn, súc tích.

Khi viết phần mở đầu bài tiểu luận, người viết cần viết lời cam đoan nhằm thể hiện cam kết về độ chân thực và tin cậy của đề tài nghiên cứu.

Các bước viết phần mở đầu bài tiểu luận chi tiết

Để viết phần mở đầu bài tiểu luận: Có 3 bước như sau:

Bước 1: viết thu hút sự chú ý của người đọc, ở bước này, bạn có thể chọn cách đi thẳng đến trọng tâm đề tài nghiên cứu,đặt một câu hỏi tu từ hay đặt bối cảnh câu chuyện mà bạn muốn dẫn dắt đến đề tài nghiên cứu,…

Bước 2: Trình bày lý do bạn chọn đề tài tiểu luận này. Bạn cần thể hiện cho người đọc hiểu được tại sao bạn lại chọn đề tài này, tính nổi bật của đề tài, suy nghĩ khi bạn lựa chọn đề tài,…

Bước 3: Trình bày tóm tắt các nội dung chính của tiểu luận. Bạn cần trình bày một cách ngắn gọn về lịch sử nghiên cứu của đề tài, nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận trọn gói & từng phần tại: https://luanvanbeta.com/viet-tieu-luan-thue/


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học

Lời mở đầu báo cáo thực tập ngành dược

Kho Đề Tài Tiểu Luận Kinh Tế Chinh Trị